Biện pháp thi công đào móng
25/08/2021
I. ĐỊNH VỊ MẶT BẰNG
1. Tiếp nhận bàn giao mặt bằng
Trước khi tiến hành thi công Đội thi công tiếp nhận toàn bộ mặt bằng xây dựng, nhận bàn giao các điểm mốc định vị tim cốt và cao độ công trình, điểm đấu điện và các hệ thống cấp, thoát nước hiện có được phép sử dụng. Tiếp nhận giới hạn được phép tổ chức thi công, những vị trí liên quan đến khu vực xung quanh.
Tiến hành các thủ tục cần thiết để chuẩn bị thi công công trình như trình báo với Chính quyền địa phương về việc thi công, khai báo tạm trú cho cán bộ, công nhân thi công trên công trình. Lực lượng công nhân của Công ty được bố trí ăn ở và sinh hoạt ở khu vực ngoài công trường. Tiến hành cùng với Chủ đầu tư thông báo cho các khu vực xung quanh là chính quyền địa phương, các hộ dân xung quanh và đi đến thống nhất phương án thi công.
Tiến hành kiểm tra, định vị tim cốt công trình, nhất là vị trí giới hạn của hàng rào được phép thi công.
Sao chụp toàn bộ mặt bằng hiện trạng trước lúc thi công, các công trình tiếp giáp. Đánh dấu một vài điểm cố định tại khu vực xa.
Không được để các chất thải độc hại vào xung quanh khu vực thi công.
2. Công tác trắc đạc
Đội thi công chúng tôi tuân thủ công tác trắc địa công trình theo đúng tiêu chuẩn.
Để có cơ sở nghiệm thu lâu dài, chúng tôi tiếp nhận vị trí tim cốt của Chủ đầu tư. Các trục và mốc cao độ sẽ được gửi lên các cọc mốc chuẩn ở bốn phía, là cơ sở để đo đạc chính xác các kết cấu công trình.
2.1. Lưới khống chế mặt bằng
Các điểm khống chế: Sau khi nhận bàn giao tim, mốc chuẩn do Chủ đầu tư bàn giao, kỹ sư trắc đạc cùng với đội trắc đạc tiến hành định vị toàn bộ lưới trục lên ở những nơi ổn định như tường nhà xung quanh hoặc các chỗ cố định không thể có chuyển vị. Tất cả các điểm định vị trên được tiến hành đo lặp lại nhiều lần để khử sai số đến khi đạt yêu cầu, lưới khống chế này tồn tại trong suốt quá trình thi công và là những điểm gốc cơ sở cho việc truyền dẫn tim trục và kiểm tra.Trong trường hợp không có điểm cố định thích hợp thì tim chuẩn sẽ được dưa lên cọc mốc bằng gỗ kính thước 15x15cm, sâu 50cm, được đổ bê tông bảo vệ xung quanh để tránh xê dịch mốc, đầu mốc bằng thép hoặc bằng sứ có khắc dấu chữ thập sắc nét. Ghi rõ các thông số trục ngay tại mốc.
2.2. Lưới khống chế cao độ thi công:
Các điểm lưới khống chế độ cao có cấu tạo đến mốc hình cầu được gắn nơi ổn định. Điểm khống chế cao độ này được dẫn từ mốc chuẩn do Chủ đầu tư và đơn vị thiết kế bàn giao.
2.3. Phương pháp định vị mặt bằng, chuyển độ cao và chuyển trục:
Từ các mốc chuẩn, định vị tất cả các trục theo 2 phương lên các cọc trung gian bằng máy kính vĩ, đo bằng thước thép. Từ đó xác định chính xác các vị trí tim của từng móng.
Chuyển độ cao lên tầng bằng máy thủy bình và thước thép sau đó dùng máy thuỷ bình để triển khai các cốt thiết kế trong quá trình thi công.
Việc chuyển trục lên tầng: Từ 2 phía dùng máy kinh vĩ để chỉnh độ thẳng đứng lên các tầng tại mép sàn, sau đó kiểm tra và triển khai bằng máy kinh vĩ tất cả các trục và các đường tim gửi 1m.
Mỗi khi thi công xong sàn một tầng là phải chuyển toàn bộ lưới khống chế mặt bằng và lưới khống chế cao độ lên để thi công phần cột và sàn tiếp theo, các mốc này được đánh dấu sơn (đỏ). Lưới trục, lưới cao độ của tất cả các sàn khi đưa lên đều được truyền từ lưới không chế mặt bằng, lưới khống chế cao độ gốc hoặc của sàn tầng đầu tiên để tránh sai số cộng dồn.
Trong quá trình thi công phần khung việc căn chỉnh đà giáo cốp pha, mốc đổ bê tông dùng máy kinh vĩ & thuỷ bình giúp đảm bảo đúng kích thước thiết kế, thuận lợi cho công tác hoàn thiện.
2.4. Phương pháp đo theo giai đoạn:
Về nguyên tắc tất cả các giai đoạn thi công đều phải có mốc trắc đạc (cả về tim và cốt) mới thi công. Trong quá trình thi công luôn kiểm tra bằng máy thuỷ bình, máy kinh vĩ và bằng quả dọi.
2.5. Công tác đo biến dạng:
Sử dụng các điểm mốc được đánh dấu từ trước để quan trắc lún lúc thi công công trình.
II. THI CÔNG ĐÀO ĐẤT HỐ MÓNG
Tiêu chẩn áp dụng: 4447:2012 - Công tác đất. Quy phạm thi công và nghiệm thu
Với phương án sử dụng móng cọc ép, trước khi thi công đài cọc ta cần có biện pháp đào đất hố móng, đó là kết hợp giữa đào đất bằng máy kết hợp đào, sửa bằng thủ công.
1. Công tác chuẩn bị
- Dọn dẹp mặt bằng
- Từ các mốc định vị xác định được vị trí kích thước hố đào
- Kiểm tra giác móng công trình
- Từ các tài liệu thiết kế nền móng xác định phương án đào đất
- Phân định tuyến đào
- Chuẩn bị các phương tiện đào đất về máy móc cũng như thủ công
- Tài liệu báo cáo địa chất công trình và bản vẽ bố trí mạng lưới cọc thuộc khu vực thi công.
2. Thi công đào đất.
2.1 Các yêu cầu về kỹ thuật thi công đào đất.
- Khi thi công đào đất hố móng cần lưu ý đến cấp đất và mực nước ngầm, nước mặt. Cần luôn sẵn sàng các máy bơm thoát nước. Có hệ thống thoát nước ngầm, nước mặt trong quá trình đào móng.
- Chiều rộng đáy móng tối thiểu phải bằng chiều rộng của kết cấu cộng với khoảng cách neo chằng và đặt ván khuôn cho đế móng.
- Đất đào ra được tập kết lượng đủ để đắp hoàn trả hố móng, nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh môi trường, đồng thời lấy mặt bằng thi công.
- Khi đào hố móng cần để lại 1 lớp đất bảo vệ để chống phá hoại xâm thực của thiên nhiên. Bề dày do thiết kế quy định nhưng tối thiểu phải lớn hơn 10cm lớp bảo vệ chỉ được bóc đi trước khi thi công đài móng.
2.2. Tính toán khối lượng đào đất.
- Độ sâu lớn nhất của hố đào móng bằng độ sâu của đáy lớp bê tông lót móng.
- Xác định phương án đào đất.
Căn cứ vào kích thước các đài móng chúng tôi đưa ra biện pháp, trình tự đào đất như sau:
+ Bước 1: Đào móng công trình bằng máy đào.
+ Bước 2: Đào và sửa thủ công đến cao độ hố đào theo thiết kế.
Vì khối lượng đào đất là rất lớn, nên ta đào đất bằng máy là thích hợp hơn cả. Nhưng do đầu cọc nổi cao hơn cốt đáy hố đào trung bình 50cm. Vì vậy không thể dùng máy đào đến cao trình đặt đài móng được, do đó ta vẫn phải tiến hành đào đất bằng thủ công.
3. Biện pháp đào đất .
3.1 Đào đất bằng máy.
a. Chọn máy đào đất.
Căn cứ vào khối lượng đào đất bằng máy, vị trí xây dựng công trình và các thông số kỹ thuật của máy.
®Ta chọn máy đào gầu nghịch, máy đảm bảo các thông số sau:
- Dung tích gầu: q = 0,6m3
- Bán kính đào lớn nhất: Rmax = 7.5 m.
- Bán kính đào nhỏ nhất: Rmin = 2,9 m.
- Chiều cao nâng lớn nhất: h = 7.5 m.
- Chiều sâu đào lớn nhất: H = 5 m.
c. Sơ đồ đào đất (xem bản vẽ BPTC…)
- Hố móng đào theo từng móng do vậy ta chọn sơ đồ máy đào dọc đổ ngang.
- Với sơ đồ này thì máy tiến đến đâu là đào đất đến đó, đường vận chuyển của ôtô chở đất cũng thuận lợi.
- Thi công đào: Máy đứng trên cao đưa gầu xuống dưới hố móng đào đất. Khi đất đầy gầu ® quay gầu đổ tập kết quanh hố móng. Cứ như thế, máy di chuyển theo hết theo sơ đồ di chuyển được thể hiện trong bản vẽ biện pháp đào đất.
d. Chọn loại xe và số lượng xe vận chuyển đất:
- Khối lượng đất thừa đổ đi bố trí xe ben vận chuyển đất ra bãi tập kết (Theo thống nhất của BQLXD) trong phạm vi công trường để không ảnh hưởng đến tổng mặt bằng thi công.
- Hiệu quả máy đào phụ thuộc vào việc tổ chức điều hành thi công đồng bộ với phương tiện vận chuyển, xe vận chuyển phải làm nhịp nhàng sao cho máy xúc làm việc liên tục.
3.2 Đào đất bằng thủ công.
- Sau khi máy đào xong đến độ sâu đáy giằng thì ta tiến hành đào thủ công phần còn lại.
- Dụng cụ: xẻng cuốc, kéo cắt đất . . .
- Phương tiện vận chuyển dùng xe cải tiến, xe cút kít
- Khi thi công phải tổ chức tổ đội hợp lý có thể làm theo ca theo kíp, phân rõ ràng các tuyến làm việc hợp lý.
- Khi đào những lớp đất cuối cùng để tới cao trình thiết kế, đào tới đâu phải đổ bê tông lót móng tới đó để tránh xâm thực của môi trường.
Các sự cố thường gặp khi thi công đất .
- Đang đào đất, gặp trời mưa làm cho đất bị sụt lở xuống đáy móng. Khi tạnh mưa nhanh chóng lấy hết chỗ đất sập xuống.
- Cần có biện pháp tiêu nước bề mặt để khi gặp mưa nước không chảy từ mặt xuống đáy hố đào. Cần làm rãnh ở mép hố đào để thu nước, phải có rãnh, con chạch quanh hố móng để tránh nước trên bề mặt chảy xuống hố đào.
4. Thi công cắt đầu cọc:
- Tiến hành thi công cắt đầu cọc được tiến hành song song với quá trình sửa hố móng thủ công.
- Khi cắt đầu cọc phần bê tông cọc liên kết với đài phải đảm bảo không vỡ, mặt cọc phẳng
- Thi công phá đầu cọc bằng thủ công máy cắt bê tông.
- Trước khi thi công cắt đầu cọc phải tiến hành đo đạc cốt cẩn thận trên mỗi cọc cần phải được đánh dấu mốc cắt đầu cọc để tiến hành cắt đầu cọc được chính xác.
- Làm sạch hố móng ngay trước lúc đổ bê tông lót. Không đổ bê tông lót khi hố móng còn nước.
- Trong quá trình cắt đầu cọc cần chú ý đảm bảo an toàn khi thi công.